Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Túi nilông sinh học có khả năng tự huỷ nhanh


Các nhà khoa học tại Trường đại học tổng hợp Campinas của Brazil vừa giới thiệu một loại túi nilông sinh học mới có khả năng tự huỷ rất nhanh.

Túi nilông sinh học mới được làm từ cây quinoa, tên khoa học là “chenodium quinoa”, một loại cây lương thực sinh trưởng tại vùng núi Andes.

Theo bà Patricia Farro, trưởng nhóm nghiên cứu, loại túi này tự tiêu huỷ dưới tác động của vi sinh vật (chôn dưới đất) chỉ trong vòng 18 ngày, trong khi thời gian tự tiêu huỷ của loại túi làm từ nhựa hoá dầu là 600 năm.

Loại bao bì mới này trong suốt hoặc có màu vàng, chịu được trọng lượng tối đa là 500 gram, có thể được sử dụng để đựng các loại đồ ngọt, thực phẩm hoặc che chắn cho các loại cây yếu ớt trong vườn thực vật.

Hiện tại, sản phẩm này đang trong quá trình thử nghiệm công nghiệp và khả thi kinh tế trước khi được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Mẫu túi đầu tiên được làm cách đây 3 năm nhưng vẫn tốt. Tuy nhiên, các nhà phát minh vẫn tiếp tục kiểm nghiệm độ bền thời gian của loại túi này./.
Theo TTXVN/Vietnam

Đưa túi tự hủy vào chợ


Ông Lê Lộc, Giám đốc CT PLG cho biết: “Trong ngày 15/4, PLG vừa bán vừa tặng được hơn 1.000 túi tự hủy, trong đó, giá túi vải tự hủy là 1.000đ/túi loại 3kg; túi nilông tự hủy từ 350 - 450 đ/túi loại từ 3 - 6kg. Hầu hết các tiểu thương đều cho biết sẽ chuyển sang sử dụng túi tự hủy”. Chị Trần Thị Kim Định (sạp số A 104 - 105) cho biết: “Giá bán túi tự hủy không đắt hơn nhiều so với túi nilông thông thường, nên sắp tới tôi sẽ mua túi này để bán hàng, nhưng cần làm nhiều cỡ hơn”. Nhiều tiểu thương khác cho biết, họ sẽ cộng giá mua túi vào giá bán hàng cho khách.

Sản phẩm túi tự hủy của CT PLG đã được Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 chứng nhận an toàn, chịu được nhiệt độ 100oC, túi tự phân hủy sau sáu tháng sử dụng.
Trước đó, UBND TP.HCM đã có công văn số 1897/VP-ĐTMT chỉ đạo việc thí điểm đưa túi tự hủy vào các chợ để tham khảo ý kiến người dân, tiến tới thay thế túi nilông.
Phan Trí

Túi giấy và bao bì tự huỷ


Bao bì tự hủy 100% “made in Vietnam”
Nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM vừa chế tạo thành công một loại vật liệu sản xuất bao bì tự hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên.

Một nhóm nghiên cứu của ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) đã chế tạo thành công loại vật liệu sản xuất bao bì tự hủy 100%, giá thành rẻ. Dù mới ra đời ở quy mô phòng thí nghiệm nhưng vật liệu này hứa hẹn lật đổ bao nilông trong tương lai gần.

Tiện dụng, không thấm nước và giá rẻ, dễ mua là những ưu thế khiến bao bì nilông lâu nay gần như “không có đối thủ” trong cuộc chiến của các loại bao bì. Song nilông không phải không có nhược điểm khiến chính người sử dụng cũng phải chán ghét: tiêu tốn lượng lớn nguyên liệu xa xỉ là dầu mỏ, khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên dẫn đến những lo ngại về môi trường. Đây là “tử huyệt” của nilông mà các nhà khoa học vật liệu nhắm vào để tung đòn hạ bệ.

Tự hủy 100%

Chàng giảng viên trẻ măng của khoa khoa học vật liệu ĐH Khoa học tự nhiên, thạc sĩ Trương Phước Nghĩa kể: “Năm 2005, thấy báo chí nói nhiều về những phiền toái của các loại túi nilông do khó phân hủy nên tôi nghĩ ngay tới việc tìm một thứ gì đó thay thế. Đem chuyện này hỏi PGS.TS Hà Thúc Huy, thầy trưởng khoa ủng hộ và nhận hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài”.

"Cần phân biệt đây là vật liệu phân hủy sinh học triệt để, tức phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên với sự hỗ trợ của vi sinh vật, khác với một số vật liệu cũng có tính chất tự phân hủy nhờ vào các hóa chất phụ gia đang được giới thiệu trên thị trường."

PGS.TS Hà Thúc Huy

Sau đó nhóm mất gần hai năm lục lọi và “tiêu hóa” hàng ngàn trang tài liệu. Khi mọi thứ đã hườm hườm, Nghĩa và các cộng sự là những giảng viên, sinh viên của khoa xắn tay áo lao vào phòng thí nghiệm. Bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu, điểm chung của các vật liệu tự hủy của các nước tiên tiến là sử dụng thành phần nguyên liệu chính từ tinh bột.

Tinh bột qua quy trình nhiệt hóa tạo thành chất dẻo có đặc điểm hút ẩm mạnh nên dễ kết dính và phân hủy nhanh. Nhưng nó lại khó gia công và không đủ độ bền cần thiết để chế tạo các sản phẩm đòi hỏi độ mỏng và dai như túi xách, bao bì.

Vì thế, vật liệu tự hủy từ tinh bột hiện có trên thị trường thế giới thường được nâng đỡ bằng “bộ xương” là một polymer khác mang đặc tính của nhựa truyền thống như PP, PE. Tuy nhiên, chính thành phần nhựa truyền thống này khiến các vật liệu tự phân hủy hiện nay chỉ là phân hủy nửa vời, không triệt để. Chưa kể nguyên liệu tinh bột các nước sử dụng chế tạo vật liệu lấy từ lúa mì nên đã từng có ý kiến quan ngại sẽ “đụng chạm” đến an ninh lương thực.

Lời giải cho những khiếm khuyết đó được nhóm nghiên cứu của Nghĩa “VN hóa” bằng cách sử dụng tinh bột sắn (không ảnh hưởng đến an ninh lương thực) kết hợp với nhựa PVA (polyvinyl alcohol) cũng có tính chất tự hủy sinh học và chất độn là khoáng sét phân tán ở kích thước nanomet (ứng dụng công nghệ nano). Theo nhận xét của PGS.TS Hà Thúc Huy, giải pháp này cho phép vật liệu thu được có khả năng phân hủy 100% trong môi trường chôn lấp tự nhiên. Kết quả thực nghiệm cho thấy độ dẻo, khả năng chịu kéo, chịu xé không kém các loại nhựa thông thường và khi không cần sử dụng nữa thì loại vật liệu có tên gọi nanocomposite này cũng sẵn sàng mềm như bún. Chỉ một thời gian ngắn chôn lấp, các vi sinh vật có sẵn trong đất đã “ăn” ngon lành và vật liệu này sau đó... biến mất.

Chỉ chờ “gạo nấu thành cơm”

Thành công này tuy chỉ vừa được công bố trong giới nghiên cứu nhưng đã có vài doanh nghiệp sản xuất bao bì đánh tiếng hỏi mua. “Ở cấp độ phòng thí nghiệm, chúng tôi chỉ chế tạo một lượng nhỏ phục vụ nghiên cứu, còn muốn biến nó thành bao bì, túi xách thì phải đầu tư thiết bị sản xuất quy mô lớn tạo thành hạt nhựa rồi mới đem gia công, tạo hình” - Nghĩa giải thích.

Theo nhóm nghiên cứu, các chỉ tiêu về cơ, lý, hóa của vật liệu nanocomposite hoàn toàn có thể thay thế nhựa PP, PE để sản xuất các loại túi xách, bao bì, vỏ hộp... dùng trong sinh hoạt gia đình hằng ngày. Với vòng đời ngắn ngủi của các loại túi xốp hiện nay là đi từ chợ, siêu thị về nhà và vào sọt rác thì túi làm bằng nanocomposite sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của túi xách, bao bì nilông. “Túi xách nanocomposite nếu không tiếp xúc với nước nhiều thì có thể dùng đi dùng lại nhiều lần. Chúng ta cũng có thể dùng đựng cá từ chợ về nhà mà không lo rơi rớt giữa đường, chỉ có điều không thể giặt để dùng lại lần hai” - Nghĩa nêu thêm một ví dụ.

Khả năng cạnh tranh của nanocomposite còn nằm ở chi phí sản xuất thấp hơn các sản phẩm cùng loại mà thế giới đang sử dụng, do nguồn nguyên liệu tinh bột sắn trong nước khá dồi dào, giá thấp. So với túi nhựa thông thường, túi nanocomposite tận dụng nguồn nguyên liệu nội địa, không phải nhập hạt nhựa (giá cao hơn tinh bột nhiều lần) nên tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể để bù vào chi phí đầu tư công nghệ, thiết bị.


Theo PGS.TS Hà Thúc Huy, nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn trên quy trình sản xuất với quy mô công nghiệp thì chỉ cần một năm nữa là các sản phẩm từ vật liệu này sẽ có thể đến tay người tiêu dùng. Anh Nghĩa cho biết đề án nghiên cứu do anh chủ trì đã được trình Sở Khoa học - công nghệ TP.HCM thẩm định với hi vọng được duyệt kinh phí tiếp tục triển khai. Nếu không, chắc phải chấp nhận hợp tác với nước ngoài mới đủ điều kiện để tiếp tục nghiên cứu.
Theo Tuổi Trẻ  

Đổi túi sinh thái vì môi trường

Ngày 15-3, CLB Môi trường Go Green Đà Nẵng tổ chức chiến dịch đổi 500 túi sinh thái (eco bags) cho các bạn sinh viên, người dân trên địa bàn thành phố, tại các địa điểm: Trường ĐHSP, ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế, ĐH Kiến trúc, CĐ Công nghệ…



Các bạn sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng gom giấy vụn, vỏ lon thức uống các loại để đổi túi sinh thái tại Trường ĐHSP Đà Nẵng - Ảnh: Lê Hải 


Mỗi túi sinh thái sẽ được đổi với 4kg giấy vụn các loại hoặc 30 vỏ chai nhựa hoặc vỏ lon đồ uống. Chiến dịch đổi túi sinh thái vì môi trường sẽ kết thúc vào lúc 16g ngày 16-3. Hoạt động này nhằm thu gom, tái chế và giảm lượng rác thải ra môi trường.
Nguồn lợi thu được sẽ dùng để tổ chức chuyến đi thăm và tặng quà tại Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Đà Nẵng. 
Bạn Nguyễn Hồng Anh Khoa - chủ tịch CLB Go Green Đà Nẵng - chia sẻ: “Túi ni-lông hiện đang được cảnh báo vì gây ảnh hưởng lớn tới môi trường với thời gian phân hủy vô cùng lớn.
Chiến dịch đổi túi sinh thái vì môi trường của chúng tôi nhằm kêu gọi các bạn sinh viên và người dân hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông và cùng chung tay để bảo vệ môi trường ngay từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày”.

Hãy nói không với túi ni lông vì một môi trường xanh sạch đẹp

Hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng một lượng lớn túi ni-lông mà không hề biết tới những tác động to lớn của nó tới môi trường. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất.
Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn lại  hay lẫn trong quá trình sản xuất túi nilông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người,... Sau khi sử dụng bạn sẽ làm gì tiếp theo với túi nilông? Sẽ nhiều người nghĩ rằng dùng xong thì vứt đi thôi. Túi nilông phổ biến trên thị trường hiện nay chủ yếu là dạng túi xốp, mỏng, dễ rách và giá rẻ nên chỉ được sử dụng một lần rồi vứt. Chẳng có mấy người giặt, phơi khô để dùng lại chúng lần thứ hai. Chúng ta chỉ sử dụng túi nilông trong thời gian rất ngắn có thể chỉ là vài phút có thể chủ yếu chỉ dùng đựng hàng hóa từ chợ, siêu thị về tới nhà là được ném luôn vào sọt rác dù có thể chưa vấy một vết bẩn hay một lỗ thủng. Hiện tại những người đi thu lượm ve chai cũng không thu gom túi nilông để bán vì nó không được giá và rất mất công thu lượm. Chúng ta dễ dàng nhận thấy số lượng không nhỏ túi nilông sau khi sử dụng được con người vứt thẳng ra đường. Vì thế chúng ta ra đường nhìn đâu cũng thấy túi nilông, ở mọi nơi: ở gốc cây, dưới lòng đường,... Đặc biệt ở các đô thị, các khu vui chơi giải trí, đâu đâu cũng thấy túi nilông.
Việc tái chế túi nilông hiện nay chủ yếu là ở những cơ sở tái chế thủ công chủ yếu qua thu mua ve chai. Còn các nơi thu mua phế liệu lớn hầu như không còn thu mua nữa. Vì thế giá thu mua nilông rớt giá thảm hại, có nơi còn bị tẩy chay, cho cũng không lấy. Theo Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh thì mỗi ngày người dân thải ra môi trường khoảng 50 tấn túi nilông đã qua sử dụng. Hiện nay cũng chưa có thống kê chính xác bao nhiêu phần trăm của con số khổng lồ này được tái chế rồi trở lại thị trường, bao nhiêu phần trăm phát tán ra tự nhiên. Nếu chúng ta không có  những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề.

Túi thời trang thân thiện môi trường

TT - Dự án sản xuất túi xách thời trang từ giấy tái chế và vải hữu cơ thân thiện với môi trường của sinh viên ĐH RMIT VN đã giành hạng mục giải thưởng Môi trường bền vững, do Công ty tư vấn LiTMUS trao tặng (khoảng 196 triệu đồng) và giải thưởng xuất sắc do ban giám khảo trao tặng (khoảng 19,6 triệu đồng) trong khuôn khổ cuộc thi Lập kế hoạch kinh doanh 2010 dành cho sinh viên ĐH RMIT toàn thế giới.
Tác giả dự án - đội Nguyễn Gia - gồm bốn sinh viên ngành thương mại - ĐH RMIT VN cơ sở Nam Sài Gòn: Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Ngọc Đại Nghĩa, Thái Quốc Kim, Phạm Thị Ngọc Hiếu.
Đây là năm thứ 10 cuộc thi được tổ chức, thu hút 116 đội, tổng giá trị giải thưởng hơn 1,8 tỉ đồng. Giải nhất thuộc về đội Tasmanian Air Adventures - ĐH RMIT Úc - với dự án cung cấp dịch vụ thủy phi cơ phục vụ du lịch sinh thái.
T.UYÊN

Môi trường và văn minh đô thị 2010: Thay đổi thói quen xài túi nylon của người dân


Kết quả khảo sát mới nhất của Quỹ Tái chế chất thải (TCCT) TP.HCM cho thấy lượng túi nylon được sử dụng trong các siêu thị rất cao. Hiện nay, trung bình mỗi siêu thị dùng 9.890 kg túi nylon/tháng, cao gấp 5,5 lần các chợ và 8,8 lần các trung tâm thương mại.


Bắt đầu từ các siêu thị
Để hạn chế túi nylon, trong ba năm gần đây, nhiều siêu thị, cửa hàng trên địa bàn TP đã có các chiến dịch tuyên truyền, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng túi môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả của việc này chỉ thể hiện rõ nhất tại hệ thống siêu thị metro Cash & Carry Việt Nam. Khởi đầu từ năm 2007 với các chương trình “Metro cùng khách hàng bảo vệ môi trường”, “Túi sử dụng nhiều lần”, đến nay hệ thống siêu thị metro trên toàn quốc đã ngừng hoàn toàn việc cung cấp miễn phí túi nylon. Thay vào đó, khách hàng có thể mua loại túi xách sử dụng nhiều lần làm bằng sợi tổng hợp có bán tại metro để đựng hàng.
“Hiện nay, hầu hết rác nylon đều được xử lý bằng cách chôn lấp với chi phí khoảng 300.000 đồng/tấn. Như vậy, chỉ tính riêng trong hệ thống metro, chương trình “Túi sử dụng nhiều lần” đã tiết kiệm được cho ngân sách mỗi năm hơn 100 triệu đồng” - ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Quỹ TCCT, tính toán.
Thời gian qua, các hệ thống siêu thị Big C, Saigon Co.op cũng khuyến khích khách hàng sử dụng túi môi trường bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa như mong muốn và hiện các siêu thị này vẫn phải dùng túi nylon bao gói hàng hóa cho người tiêu dùng.




Chị Trần Thị Mai Trang, phòng Marketing Saigon Co.op, cho biết: Từ giữa năm 2009, hệ thống Co.op Mart bắt đầu đưa túi môi trường vào sử dụng nhưng chỉ khoảng 10% khách hàng mang theo túi khi mua sắm. “Thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục tuyên truyền, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng túi môi trường và hy vọng họ sẽ dần thay đổi thói quen” - chị Trang cho hay.
Chỉ còn chờ quy định cụ thể
Theo Quỹ TCCT, có 71% người dân được hỏi lựa chọn túi tự hủy thay thế cho túi nylon truyền thống, 18,6% lựa chọn túi giấy, 4% chọn vật liệu không gây hại cho môi trường. Số ít còn lại (gần 7%) vẫn chọn phương án sử dụng túi nylon khi mua sắm. “Như vậy, đa số người dân đều nhận thức được việc cần phải hạn chế, tiến tới loại bỏ túi nylon để thay thế bằng các loại túi thân thiện với môi trường. Đây chính là nền tảng để bắt đầu cho việc triển khai các giải pháp thực tế” - ông Khoa nhận định.

  Cũng theo ông Khoa, cần sớm có các chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể trong việc hạn chế túi nylon. Bên cạnh giải pháp như khuyến khích thị trường tiêu thụ sản phẩm bao bì tái chế, bao bì môi trường, TP cũng đã từng tính đến biện pháp thu thuế sản xuất/sử dụng túi nylon, cấm phân phát túi nylon miễn phí… Tuy nhiên, kết quả thăm dò tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại cho thấy việc cấm phân phát túi nylon vào thời điểm hiện nay khó khả thi.
“Đánh thuế sản xuất/sử dụng túi nylon xem ra cũng chưa khả quan lắm. Nếu nhà nước đánh thuế sản xuất, chắc hẳn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sẽ đồng ý nhưng sau đó họ lại tính thêm chi phí vào giá thành sản phẩm. Cuối cùng, người phải chịu thuế lại chính là người tiêu dùng” - ông Khoa phân tích. Như vậy, phương án giảm thiểu túi nylon bằng cách thay bằng túi tự hủy xem ra khả quan nhất. Theo Quỹ TCCT, hơn 70% người dân được hỏi sẵn lòng chi trả cho túi tự hủy với mức giá chấp nhận được là 500 đồng/túi. Nếu túi đẹp, sử dụng được nhiều lần, họ chấp nhận trả từ 5.000 đồng/túi trở lên.
“Đây chính là cơ sở để nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu người dân. Nhận thức của người dân TP về bảo vệ môi trường đã được nâng cao, chỉ còn chờ có quy định cụ thể nữa mà thôi” - ông Khoa nói.

Theo PLTPHCM

Tháng sử dụng túi thân thiện với môi trường

(TNO) Quỹ Tái chế (Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) hôm 28.10, công bố tháng 11 sẽ là Tháng sử dụng túi thân thiện với môi trường tại TP.HCM năm 2010.

Sử dụng túi nilông tự hủy - chung tay vì môi trường

Toàn bộ hệ thống siêu thị Co.op Mart trên địa bàn TP.HCM đã đồng loạt đưa vào sử dụng túi nilông tự hủy thay cho túi nilông thông thường. Đây là một thông tin vui trong việc chung tay bảo vệ môi trường.
Tồn tại hàng trăm năm trong môi trường tự nhiên, túi nilông có khả năng gây tắc nghẽn dòng chảy, ngăn chặn quá trình thẩm thấu của nước trong tự nhiên, cản trở phát triển của cây cỏ... Vì thế, cùng với nhiều nước trên thế giới, VN đã có nhiều chiến dịch cổ động người dân “nói không với túi nilông”, bằng cách chuyển sang sử dụng túi nilông tự hủy hoặc túi được sản xuất bằng những chất liệu khác thân thiện với môi trường.
Túi nilông tự hủy sử dụng tại hệ thống siêu thị Co.op Mart - Ảnh: MINH ĐỨC

Bà Đỗ Thị Thúy Hằng, phó giám đốc quản lý chất lượng của Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), cho biết cách đây hơn một năm, lãnh đạo đơn vị này đã quyết định tìm sản phẩm thay thế túi nilông thông thường dùng bao gói hàng hóa cho khách hàng.
Một số đối tác trong và ngoài nước đã giới thiệu các sản phẩm túi nilông tự hủy, nhưng thực chất khả năng tự hủy của các sản phẩm này chỉ dừng ở mức tự phân rã thành các mảnh vụn chứ không thật sự biến mất khi thải ra môi trường. Trong khi đó, để không gây hại cho môi trường đòi hỏi sản phẩm phải có khả năng tự phân hủy sinh học, tức là tự phân rã và trở thành “mồi ngon” cho các vi sinh vật “chế biến” thành nước và khí CO2.
Một vài sản phẩm túi nilông nhập ngoại thỏa yêu cầu tự hủy sinh học nhưng lại quá đắt.
Tại cuộc họp hội đồng tư vấn tổ chức ngày 30-3, các nhà khoa học đến từ các trường đại học của TP.HCM như Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Công nghiệp, Đại học Bách khoa và Quỹ Tái chế chất thải TP đã xác định với hàm lượng chất phụ gia 1% nên khả năng gây độc hại không cao, người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng loại túi sinh học này.
Mãi đến tháng 2-2011, Công ty cổ phần bao bì Vafaco (TP.HCM) sản xuất thành công túi nilông tự hủy sinh học và được Saigon Co.op chọn làm đối tác cung cấp, để thí điểm thay thế túi nilông thông thường bằng túi tự hủy sinh học trong chuỗi 21 siêu thị tại TP.HCM.
Ông Nguyễn Phước Đông - chủ tịch HĐQT, giám đốc Công ty cổ phần bao bì Vafaco - cho biết loại túi tự hủy sinh học do công ty sản xuất từ nhựa HDPE với “chìa khóa” là phụ gia reverte (nhập từ Anh).
Cơ chế tự hủy của loại túi này gồm hai giai đoạn: ở giai đoạn một, dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời (hoặc nhiệt độ cao trên 50 độ C) liên tục trong 48 giờ, cấu trúc phân tử của túi sẽ bắt đầu tự phân rã và sau 3-9 tháng sẽ thành một dạng bột mịn. Lúc này các loại vi sinh, vi khuẩn và nấm mốc trong môi trường tự nhiên sẽ bắt đầu giai đoạn hai, ăn thứ bột ấy.
Điểm đáng lưu ý là trong điều kiện nhiệt độ bình thường, không tiếp xúc với ánh nắng, tuổi thọ của loại túi này là hai năm. Nghĩa là dù không sử dụng, chỉ chứa trong kho nhưng khi đủ hai năm kể từ ngày xuất xưởng túi bắt đầu quá trình tự phân rã, không còn hiệu quả sử dụng.
Lãnh đạo Saigon Co.op cho biết giá thành của loại túi tự hủy sinh học cao hơn túi thông thường khoảng 10%, tuy nhiên khoản chi phí tăng thêm này do Saigon Co.op tự trang trải và nhà sản xuất chia sẻ một phần, nên không ảnh hưởng đến giá hàng hóa bán cho khách hàng tại siêu thị.
Theo ông Nguyễn Phước Đông, hiện công suất sản xuất chỉ khoảng 130 tấn/tháng, nên Vafaco đang tính phương án nâng công suất nhà máy và mời các đối tác khác cùng tham gia sản xuất.
Hiện tại, việc thay thế túi nilông thông thường bằng túi tự hủy sinh học chỉ mới thí điểm tại TP.HCM để khách hàng làm quen, và khi nguồn cung dồi dào hơn sẽ chuyển sang sử dụng cho toàn bộ hệ thống siêu thị Co.op Mart trên toàn quốc.
Theo NGUYỄN TRIỀU
Tuổi trẻ

Túi hè thân thiện môi trường

(Dân Việt) - Những chiếc túi bắt mắt này đều sử dụng nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường nhưng vẻ đẹp của chúng không vì thế mà giảm đi mà trở thành những chiếc túi hot nhất mùa hè này.
Đây là ý tưởng và thiết kế mới nhất của hãng Deux Filles En Fil cho các bạn gái trong hè này.
Tất cả đều sử dụng nguyên liệu tái chế với mục đích bảo vệ môi trường, nhưng kiểu dáng và chất liệu của nó vẫn rất hợp thời trang và hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe con người.
Kiểu dáng hợp thời trang, đa phong cách để các bạn gái lựa chọn.
Theo Cri

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Vải không dệt, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu

Tận dụng những ưu đãi về thuế sau khi Hiệp định kinh tế Việt Nam - Nhật Bản được thực hiện, các DN trong ngành dệt may đã nhanh chóng nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường này. Chín tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vào thị trường Nhật Bản đạt 795,2 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ. Nhật Bản hiện được đánh giá là thị trường rất tiềm năng của ngành dệt may Việt Nam. Nằm trong chiến lược phát triển các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, vải không dệt được nhận định là cơ hội lớn cho các DN mở rộng hơn nữa cánh cửa xuất khẩu vào thị trường “khó tính” này.

Không giống loại vải thông thường, vải không dệt không được tạo ra do sự đan kết giữa hệ sợi dọc và sợi ngang trên máy dệt thoi hay một hệ sợi như trên máy dệt kim. Nguyên liệu ban đầu tạo ra vải không dệt là xơ tự nhiên và cũng qua các công đoạn chuẩn bị, tạo màng xơ, đệm xơ. Không qua giai đoạn dệt, đệm xơ được liên kết ngay bằng chất liên kết hóa học (chất dính) hoặc bằng phương pháp cơ học (ép nóng). Phương pháp này cho phép sử dụng nguyên liệu có phạm vi lớn cả về chủng loại và kích thước.

Theo đánh giá của chuyên gia Viện Dệt May, vải không dệt là loại vải dễ phân hủy, thân thiện với môi trường. Đây là sản phẩm mang tính đổi mới, vượt trội hơn hẳn so với các loại vải thường và các chất liệu khác về độ bền, tính đàn hồi, tính thẩm mỹ và khả năng chống thấm, chịu nhiệt…Vải không dệt hiện được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau như y tế, dùng làm mặt nạ, chăn chống khuẩn…; trong xây dựng, dùng để sản xuất tấm chống ẩm, cách âm…; trong đời sống hàng ngày, vải không dệt được dùng làm nguyên liệu chần chăn, đệm, quần áo bảo hộ lao động …

Với nhiều đặc tính hữu dụng, sản phẩm vải không dệt theo nhận định của ông Fumio Koyama - Cố vấn cao cấp Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), “đã trở thành mặt hàng rất được ưa chuộng trên thế giới và Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn hơn cả”. Theo số liệu thống kê, mức tiêu thụ vải không dệt của Nhật Bản năm 2009 đạt 338.480 tấn, trong đó sản phẩm được dùng trong lĩnh vực y tế chiếm 26,7%, đồ dùng gia dụng 18,5%, xây dựng dân dụng 8,7%...Và phần lớn các sản phẩm này được Nhật Bản nhập khẩu từ bên ngoài. Điều đáng mừng là hầu hết sản phẩm vải không dệt của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản được miễn thuế theo Hiệp định Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản.

Mặc dù có cơ hội lớn nhưng các DN Việt Nam cũng phải rất lưu ý đến chất lượng sản phẩm. Bởi, Nhật Bản là thị trường “khó tính” không kém so với thị trường EU. Hơn nữa, DN còn phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ các sản phẩm của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Fumio Koyama cũng cho biết “Trung Quốc hiện nay đang mất dần lợi thế do giá nhân công trong nước tăng cao, đồng nhân dân tệ lên giá. Sản phẩm “made in china” không còn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Nhật Bản nữa. Rất nhiều DN đã chuyển hướng kinh doanh từ Trung Quốc sang Việt Nam”.

Đặc tính ưu việt kết hợp với những điều kiện thuận lợi về thuế, tâm lý tin dùng…vải không dệt là cơ hội lớn cho các DN dệt may Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu vào Nhật Bản./.

Việt Nga (baomoi.com)

Vải không dệt là gì?

Giới thiệu loạt sản phẩm vải không dệt , vật liệu tự phân huỷ. ( Quy cách: 92cm x 50m )
Vải không dệt được làm từ các sợi, hình thành qua xử lý bằng máy móc và chất hóa học , do loại vải này không được sản xuất bằng phương pháp dệt truyền thống nên gọi là vải không dệt. Loại vải này thoáng khí , thế giới gọi là “Giấy dán tường biết thở”. Ở những nước phát triển, loại vải này đắt và rất có chỗ đứng. Do không thấm nước nên khi thi công có thể trực tiếp quết hồ lên tường rồi dán giấy lên, công suất rất cao. Loại giấy này màu sắc nhẹ nhàng , mềm mại, thoáng khí, sang trọng. Đến nay, vải không dệt ngày càng được xử lý tốt, khi dùng lại rất bền nên được dùng cho những nơi sang trọng, cao cấp.
- Sản phẩm túi vải không dệt được làm từ nguyên liệu PP ( polypropylene ) nguyên chất, không chứa các chất độc hại, có tính thẩm mỹ cao, có thể giặt rửa, sử dụng được nhiều lần.

INTHUDO - Địa chỉ làm túi không dệt, uy tín tại Hà Nội.

Túi không dệt - Một sản phẩm thân thiện với môi trường

Một thế hệ mới thân thiện môi trường không phải là vật liệu dệt, nguyên liệu là polypropylene, với ưu thế vượt trội, thoáng khí, linh hoạt, gọn nhẹ, không cháy, dễ phân hủy sinh học, không độc hại không gây khó chịu, đầy màu sắc, rẻ tiền, có thể được tái chế và như vậy. Túi không dệt là túi đã được làm bằng chất liệu này.
Những chiếc túi sinh thái được làm từ chất liệu vải thân thiện với môi trường như vải đay, bao bố, gai… không sử dụng thuốc tẩy trắng hay hoá chất tạo màu, có thể tái sử dụng nhiều lần.
Thân thiện môi trường” đã trở thành khẩu hiệu hành động, việc cấp thiết của nhiều nước trên thế giới nhằm giảm thiểu tác động do không khí, rừng, sông,  biển bị ô nhiễm gây ra. Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí đang gia tăng ở các đô thị ở Việt Nam.
Việc sử dụng những chiếc túi thân thiện với môi trường là thể hiện thái độ quan tâm đến môi trường sống, đến sức khỏe của chúng ta.
Những lợi thế khi sử dụng túi không dệt như khi người tiêu dùng đi mua sắm được một chiếc túi xách thời trang mà lại thân thiện môi trường, còn các doanh nghiệp có được những quảng cáo vô hình trên túi vải, điều đó thật tốt cho cả hai, vì vậy túi vải không dệt hiện nay trên thị trường, nhiều hơn và phổ biến hơn. Độ bền của túi không dệt lên đến 5 năm, không cháy không độc, không mùi vị, và phân huỷ hết không gây ô nhiễm môi trường, được quốc tế công nhận sản phẩm sinh thái thân thiện môi trường bảo vệ Trái Đất.

INTHUDO - Địa chỉ làm túi không dệt, uy tín tại Hà Nội.